Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Ngày 1/4 sẽ khởi công xây mới cầu Ghềnh


Ngày 1/4 sẽ khởi công xây mới cầu GhềnhKhởi công xây mới cầu Ghềnh vào 1/4



Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai cũng lưu ý Bộ GTVT về phương án trang trí, chiếu sáng cho cầu vì cầu Ghềnh là công trình có giá trị về mặt kiến trúc, di tích, lịch sử, văn hóa…. Đồng thời, tỉnh cũng đề nghị Bộ GTVT phối hợp với Sở VHTT&DL Đồng Nai đánh giá việc ảnh hưởng của dự án đến các di tích lịch sử như đền thờ Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Hữu Cảnh.

 

Sau sự cố sập cầu Ghềnh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, đến nay việc vận chuyển của ngành đường sắt đã đi vào ổn định, ga Trảng Bom và Hố Nai đã được lắp thêm đường ray để nâng công suất vận chuyển xếp, dỡ hàng hóa. Nhằm chuẩn bị cho nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp lễ 30/4 tới đây, ngành đường sắt sẽ tăng cường thêm 50 toa tàu khách và 100 toa tàu hàng tại 3 ga Trảng Bom, Biên Hòa, Hố Nai.

 

Liên quan đến thiết kế cầu Ghềnh, tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ GTVT, vì việc nâng cốt nền đường sắt thêm 2m sẽ gây ảnh hưởng đến giao thông tại nút Bùi Hữu Nghĩa, phường Bửu Hòa, Biên Hòa nên tỉnh đã đề nghị mở rộng lối đi dành cho xe 2 bánh lưu thông trên cầu.



(Theo Chính phủ) 



Nguồn bài viết: Ngày 1/4 sẽ khởi công xây mới cầu Ghềnh

Bất động sản Đà Nẵng "nóng" ngay từ đầu năm


Ồ ạt bung hàng



Trước diễn biến nóng lên của thị trường bất động sản, nhiều chủ đầu tư dự án cho biết đã, đang và sẽ tiếp tục bung hàng ra thị trường. Ngay sau Tết Nguyên đán đến nay, đã có hàng chục dự án bất động sản mở bán. Đơn cử, dự án Mường Thanh Đà Nẵng, dự án Khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân, dự án căn hộ F. Home, dự án khu đô thị Phước Lý, khu đô thị Nam Tran Central Park, dự án đất nền Sông Thu của chủ đầu tư Cty 319 hay dự án Làng Euro Village…



Hiện tại một số ông lớn khác cũng đang rục rịch chào bán sản phẩm ra thị trường như: Dự án căn hộ cao cấp Alphanam Luxury trên đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà với giá chào bán từ 39,5 – 78 triệu đồng/m2, tùy vị trí. Dự án này do Tập đoàn Alphanam làm chủ đầu tư và được Tập đoàn Sharaton khai thác và quản lý. Công trình cao 31 tầng này hiện đã triển khai đến tầng 13. Tương tự Tập đoàn Vin Group cũng đang hoàn tất các thủ tục để đầu tháng 4 tới sẽ chính thức mở bán căn hộ chung cư Vinpearl Condotel Đà Nẵng. Công trình cao 39 tầng có vị trí cạnh tòa nhà Azura này dự kiến sẽ chào bán với giá từ 20 triệu đồng/m2. Dự án này cũng được chủ đầu tư cam kết chia sẻ lợi nhuận không dưới 10%/giá căn hộ trong 5 năm liên tục và khách sở hữu căn hộ còn được chia sẻ 85% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.



Trong khi đó Đất Xanh Miền Trung cũng vừa thông báo chuẩn bị mở bán dự án Marina Complex Đà Nẵng. Dự án này nằm trên đường Trần Hưng Đạo nối dài, dự kiến sẽ có giá từ 3,2 tỷ đồng/căn kể cả phần xây thô và đất 110m2. Tập đoàn Daewon Cantavil cũng vừa chính thức thông báo kế hoạch mở bán gần 200 lô đất nền thuộc dự án Khu đô thị Quốc tế Đa Phước vào đầu tháng 4. Theo kế hoạch, giá bán các sản phẩm dao động từ 18 – 20 triệu đồng /m2 với đường 7m5 và 30 triệu đồng/m2 với mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành. Một dự án khác có vị trí khá đắc địa của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (dọc đường 2 Tháng 9 và đường Bạch Đằng nối dài) cũng dự kiến sẽ tung ra thị trường trong vài ngày tới với giá từ 67 triệu đồng/m2.



Ông Đoàn Thanh Lâm – một nhà đầu tư bất động sản tại Đà Nẵng nhận xét, thị trường nhà đất Đà Nẵng trong thời gian qua đang nóng lên từng ngày không những ở phân khúc bình dân mà lan sang cả phân khúc cao cấp, đặc biệt là các sản phẩm ven biển. Lượng khách hàng chủ yếu đến từ Hà Nội và các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Ngãi, Quảng Bình, Hà Tĩnh đổ về mua đất Đà Nẵng liên tục tăng, khiến thị trường khu vực này sôi động hẳn lên. Đây cũng là nguyên nhân khiến hàng loạt các dự án bất động sản vẫn đang tiếp tục được mở bán, khai trương và tái khởi động.



Bất động sản Đà Nẵng "nóng" ngay từ đầu nămDọc đường Võ Nguyên Giáp, TP Đà Nẵng đang có hàng loạt dự án bất động sản triển khai. Ảnh: Xuân Đương



Hút khách, tăng giá



Khảo sát của PV tại các dự án mở bán cho thấy, phần lớn đều thu hút khá đông khách hàng giao dịch, giá cả do đó cũng nhích dần lên theo từng đợt mở bán, thậm chí còn xuất hiện những dự án liên tục cháy hàng. Đơn cử, khi sàn Sunland chính thức mở bán một số block mới tại Khu đô thị Sinh thái ven sông Hòa Xuân vào ngày 26/3 đã có hàng trăm người (kể cả người mua và môi giới) chen lấn nhau để đăng ký mua được lô đất giá gốc. Trong buổi mở bán, có khoảng 100 lô có diện tích nhỏ từ 100 – 125m2 với giá từ 8,7 – 10 triệu đồng/m2 và khoảng 50 lô biệt thự diện tích từ 250 – 300m2, giá từ 8,6 – 11 triệu đồng/m2, sau khoảng 1 tiếng đồng hồ các sản phẩm này đều đã bán sạch. Theo ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc sàn Sunland, chỉ trong vòng 30 phút mở bán khách hàng đã xuống tiền tranh nhau mua. Ông Trường cho biết, không chỉ riêng lần này mà từ đầu năm đến nay, cứ mỗi lần mở bán các sản phẩm đều được khách hàng lùng sục mua ngay.



Chị Đông, một khách hàng mua sản phẩm tại dự án trên chia sẻ, chị đọc thông tin trên báo được biết sáng 26/3 chủ đầu tư mở bán, chị muốn mua 1 lô để sau này làm nhà nhưng khoảng 10 giờ lên tới nơi thì chỉ còn sót lại một vài lô nằm ở ngã ba và một số lô nằm ở vị trí không thuận lợi. Nếu chị muốn mua được lô đẹp hơn phải chấp nhận mua lại của ‘cò’ và chịu thêm khoản chênh đến 20 – 50 triệu đồng. Theo chị Đông, mặc dù giá mỗi lô cũng trên dưới 1 tỷ đồng nhưng người đi mua vẫn đông như kiến, chen chúc nhau!



Không chỉ các sản phẩm đất nền mới sốt, các dự án căn hộ cũng được khách hàng tìm kiếm. Trong đó dự án căn hộ Mường Thanh Đà Nẵng của Tập đoàn Mường Thanh (tọa lạc ven biển với 2 block cao 40 tầng) được cho là hiện tượng của thị trường bất động sản Đà Nẵng trong tháng 3. Dự án này chính thức chào bán ra thị trường vào đầu tháng 3/2016 với 800 căn hộ, chủ yếu là các căn có diện tích nhỏ từ 49,46m – 66,82m2, giá từ 13 – 15 triệu/m2, tùy vị trí. Theo chủ đầu tư, chỉ sau 2 ngày mở bán tất cả các sản phẩm đã được mua sạch. Điều đáng chú ý là giá cả căn hộ được đẩy lên từng giờ, thậm chí từng phút với giá chênh mỗi căn từ 100 – 500 triệu đồng và cho đến cuối tháng 3, trên các trang mạng chào bán lại công khai chênh lệch có căn giá đã lên đến 700 triệu đồng, tức cao gần gấp đôi so với giá gốc chủ đầu tư đưa ra.



Khảo sát của chúng tôi cho thấy, đến thời điểm này, mặt bằng giá bất động sản tại Đà Nẵng đã nhích lên từ 10 – 30% so với thời điểm trước Tết, cá biệt một số vị trí có mức tăng cao vượt hẳn như khu vực ven biển tăng khoảng 30% và khu đô thị nằm trên trục đường Tây Bắc tăng khoảng 20%, khu đô thị Hòa Xuân cũng tăng từ 10 – 15%…



Về sự sôi động của thị trường bất động sản Đà Nẵng từ sau Tết, ông Đoàn Thanh Lâm lý giải, giá đất Đà Nẵng hiện vẫn đang ở mức thấp so với một số tỉnh, thành phố khác. Ngoài ra, rất nhiều người dân ở các vùng lân cận đã đổ về Đà Nẵng mua đất xây nhà và sinh sống, đặc biệt là tại khu đô thị Nam Nguyễn Tri Phương.



Trao đổi về việc các sản phẩm ven biển được nhà đầu tư lùng sục, thậm chí giá được thổi lên hàng ngày, ông Huỳnh Tấn Vinh, Tổng Giám đốc Furama Resort cho hay, du lịch Đà Nẵng hiện đang có sự tăng trưởng rất ấn tượng trong những năm gần đây, bình quân tăng trên 20%, dự kiến trong năm nay lượng khách du lịch đến Đà Nẵng có thể đạt trên 5 triệu lượt, trong đó hơn 1,5 triệu lượt khách quốc tế. Đón đầu xu thế này, rất nhiều nhà đầu tư đã đổ xô về Đà Nẵng để lùng mua đất ven biển xây dựng khách sạn kinh doanh. Đây là lý do khiến đất ở ven biển được giới đầu tư và đầu cơ săn lùng ráo riết, giá cũng nhích lên từng ngày, thậm chí có nơi giá đã bị đẩy lên đến cả trăm triệu đồng/m2. Tuy nhiên, theo ông Vinh, các nhà đầu tư nên thận trọng khi tìm mua bất động sản để tránh hiện tượng sốt ảo.



(Theo Báo Công an Đà Nẵng) 



Nguồn bài viết: Bất động sản Đà Nẵng "nóng" ngay từ đầu năm

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Bất động sản Đà Nẵng "nóng" ngay từ đầu năm


Ồ ạt bung hàng



Trước diễn biến nóng lên của thị trường bất động sản, nhiều chủ đầu tư dự án cho biết đã, đang và sẽ tiếp tục bung hàng ra thị trường. Ngay sau Tết Nguyên đán đến nay, đã có hàng chục dự án bất động sản mở bán. Đơn cử, dự án Mường Thanh Đà Nẵng, dự án Khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân, dự án căn hộ F. Home, dự án khu đô thị Phước Lý, khu đô thị Nam Tran Central Park, dự án đất nền Sông Thu của chủ đầu tư Cty 319 hay dự án Làng Euro Village…



Hiện tại một số ông lớn khác cũng đang rục rịch chào bán sản phẩm ra thị trường như: Dự án căn hộ cao cấp Alphanam Luxury trên đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà với giá chào bán từ 39,5 – 78 triệu đồng/m2, tùy vị trí. Dự án này do Tập đoàn Alphanam làm chủ đầu tư và được Tập đoàn Sharaton khai thác và quản lý. Công trình cao 31 tầng này hiện đã triển khai đến tầng 13. Tương tự Tập đoàn Vin Group cũng đang hoàn tất các thủ tục để đầu tháng 4 tới sẽ chính thức mở bán căn hộ chung cư Vinpearl Condotel Đà Nẵng. Công trình cao 39 tầng có vị trí cạnh tòa nhà Azura này dự kiến sẽ chào bán với giá từ 20 triệu đồng/m2. Dự án này cũng được chủ đầu tư cam kết chia sẻ lợi nhuận không dưới 10%/giá căn hộ trong 5 năm liên tục và khách sở hữu căn hộ còn được chia sẻ 85% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.



Trong khi đó Đất Xanh Miền Trung cũng vừa thông báo chuẩn bị mở bán dự án Marina Complex Đà Nẵng. Dự án này nằm trên đường Trần Hưng Đạo nối dài, dự kiến sẽ có giá từ 3,2 tỷ đồng/căn kể cả phần xây thô và đất 110m2. Tập đoàn Daewon Cantavil cũng vừa chính thức thông báo kế hoạch mở bán gần 200 lô đất nền thuộc dự án Khu đô thị Quốc tế Đa Phước vào đầu tháng 4. Theo kế hoạch, giá bán các sản phẩm dao động từ 18 – 20 triệu đồng /m2 với đường 7m5 và 30 triệu đồng/m2 với mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành. Một dự án khác có vị trí khá đắc địa của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (dọc đường 2 Tháng 9 và đường Bạch Đằng nối dài) cũng dự kiến sẽ tung ra thị trường trong vài ngày tới với giá từ 67 triệu đồng/m2.



Ông Đoàn Thanh Lâm – một nhà đầu tư bất động sản tại Đà Nẵng nhận xét, thị trường nhà đất Đà Nẵng trong thời gian qua đang nóng lên từng ngày không những ở phân khúc bình dân mà lan sang cả phân khúc cao cấp, đặc biệt là các sản phẩm ven biển. Lượng khách hàng chủ yếu đến từ Hà Nội và các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Ngãi, Quảng Bình, Hà Tĩnh đổ về mua đất Đà Nẵng liên tục tăng, khiến thị trường khu vực này sôi động hẳn lên. Đây cũng là nguyên nhân khiến hàng loạt các dự án bất động sản vẫn đang tiếp tục được mở bán, khai trương và tái khởi động.



Bất động sản Đà Nẵng "nóng" ngay từ đầu nămDọc đường Võ Nguyên Giáp, TP Đà Nẵng đang có hàng loạt dự án bất động sản triển khai. Ảnh: Xuân Đương



Hút khách, tăng giá



Khảo sát của PV tại các dự án mở bán cho thấy, phần lớn đều thu hút khá đông khách hàng giao dịch, giá cả do đó cũng nhích dần lên theo từng đợt mở bán, thậm chí còn xuất hiện những dự án liên tục cháy hàng. Đơn cử, khi sàn Sunland chính thức mở bán một số block mới tại Khu đô thị Sinh thái ven sông Hòa Xuân vào ngày 26/3 đã có hàng trăm người (kể cả người mua và môi giới) chen lấn nhau để đăng ký mua được lô đất giá gốc. Trong buổi mở bán, có khoảng 100 lô có diện tích nhỏ từ 100 – 125m2 với giá từ 8,7 – 10 triệu đồng/m2 và khoảng 50 lô biệt thự diện tích từ 250 – 300m2, giá từ 8,6 – 11 triệu đồng/m2, sau khoảng 1 tiếng đồng hồ các sản phẩm này đều đã bán sạch. Theo ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc sàn Sunland, chỉ trong vòng 30 phút mở bán khách hàng đã xuống tiền tranh nhau mua. Ông Trường cho biết, không chỉ riêng lần này mà từ đầu năm đến nay, cứ mỗi lần mở bán các sản phẩm đều được khách hàng lùng sục mua ngay.



Chị Đông, một khách hàng mua sản phẩm tại dự án trên chia sẻ, chị đọc thông tin trên báo được biết sáng 26/3 chủ đầu tư mở bán, chị muốn mua 1 lô để sau này làm nhà nhưng khoảng 10 giờ lên tới nơi thì chỉ còn sót lại một vài lô nằm ở ngã ba và một số lô nằm ở vị trí không thuận lợi. Nếu chị muốn mua được lô đẹp hơn phải chấp nhận mua lại của ‘cò’ và chịu thêm khoản chênh đến 20 – 50 triệu đồng. Theo chị Đông, mặc dù giá mỗi lô cũng trên dưới 1 tỷ đồng nhưng người đi mua vẫn đông như kiến, chen chúc nhau!



Không chỉ các sản phẩm đất nền mới sốt, các dự án căn hộ cũng được khách hàng tìm kiếm. Trong đó dự án căn hộ Mường Thanh Đà Nẵng của Tập đoàn Mường Thanh (tọa lạc ven biển với 2 block cao 40 tầng) được cho là hiện tượng của thị trường bất động sản Đà Nẵng trong tháng 3. Dự án này chính thức chào bán ra thị trường vào đầu tháng 3/2016 với 800 căn hộ, chủ yếu là các căn có diện tích nhỏ từ 49,46m – 66,82m2, giá từ 13 – 15 triệu/m2, tùy vị trí. Theo chủ đầu tư, chỉ sau 2 ngày mở bán tất cả các sản phẩm đã được mua sạch. Điều đáng chú ý là giá cả căn hộ được đẩy lên từng giờ, thậm chí từng phút với giá chênh mỗi căn từ 100 – 500 triệu đồng và cho đến cuối tháng 3, trên các trang mạng chào bán lại công khai chênh lệch có căn giá đã lên đến 700 triệu đồng, tức cao gần gấp đôi so với giá gốc chủ đầu tư đưa ra.



Khảo sát của chúng tôi cho thấy, đến thời điểm này, mặt bằng giá bất động sản tại Đà Nẵng đã nhích lên từ 10 – 30% so với thời điểm trước Tết, cá biệt một số vị trí có mức tăng cao vượt hẳn như khu vực ven biển tăng khoảng 30% và khu đô thị nằm trên trục đường Tây Bắc tăng khoảng 20%, khu đô thị Hòa Xuân cũng tăng từ 10 – 15%…



Về sự sôi động của thị trường bất động sản Đà Nẵng từ sau Tết, ông Đoàn Thanh Lâm lý giải, giá đất Đà Nẵng hiện vẫn đang ở mức thấp so với một số tỉnh, thành phố khác. Ngoài ra, rất nhiều người dân ở các vùng lân cận đã đổ về Đà Nẵng mua đất xây nhà và sinh sống, đặc biệt là tại khu đô thị Nam Nguyễn Tri Phương.



Trao đổi về việc các sản phẩm ven biển được nhà đầu tư lùng sục, thậm chí giá được thổi lên hàng ngày, ông Huỳnh Tấn Vinh, Tổng Giám đốc Furama Resort cho hay, du lịch Đà Nẵng hiện đang có sự tăng trưởng rất ấn tượng trong những năm gần đây, bình quân tăng trên 20%, dự kiến trong năm nay lượng khách du lịch đến Đà Nẵng có thể đạt trên 5 triệu lượt, trong đó hơn 1,5 triệu lượt khách quốc tế. Đón đầu xu thế này, rất nhiều nhà đầu tư đã đổ xô về Đà Nẵng để lùng mua đất ven biển xây dựng khách sạn kinh doanh. Đây là lý do khiến đất ở ven biển được giới đầu tư và đầu cơ săn lùng ráo riết, giá cũng nhích lên từng ngày, thậm chí có nơi giá đã bị đẩy lên đến cả trăm triệu đồng/m2. Tuy nhiên, theo ông Vinh, các nhà đầu tư nên thận trọng khi tìm mua bất động sản để tránh hiện tượng sốt ảo.



(Theo Báo Công an Đà Nẵng) 



Nguồn bài viết: Bất động sản Đà Nẵng "nóng" ngay từ đầu năm

Thủ tướng chính phủ yêu cầu tiếp tục xử lý sai phạm nhà 8B Lê Trực


Dự án chung cư 8B Lê TrựcDự án chung cư 8B Lê Trực



Trong thời gian qua, những sai phạm tại dự án 8B Lê Trực đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều về công tác quản lý trật tự xây dựng của Hà Nội.



Theo đó, UBNd TP. Hà Nội cần triển khai xử lý dứt điểm vụ việc nói trên, đảm bảo yêu cầu về quản lý đô thị, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của nhân dân khu vực lân cận.



Văn phòng Chính phủ cho biết, trước đó, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, TP. Hà Nội đã giao Sở Xây dựng chủ trì kiểm tra làm rõ sai phạm; lập đoàn thanh tra và đã triển khai việc thanh tra theo đúng quy định, cụ thể, ban hành các quyết định xử lý vi phạm, buộc đình chỉ thi công, phạt tiền, lập phương án và tổ chức tự phá dỡ phần vi phạm…



Nhưng do việc khắc phục chậm trễ của chủ đầu tư nên buộc TP. Hà Nội phải tiến hành cưỡng chế từ ngày 6/3 vừa qua.



Theo báo cáo của cơ quan thực thi phá dỡ, việc cưỡng chế phần sai phạm tại tầng 19 dự kiến sẽ xong trước ngày 10/4/2016. Hiện đang chỉ đạo lập phương án phá dỡ phần còn lại, theo dự kiến sẽ hoàn thành trong quý II/2016.



Báo cáo của UBND TP. Hà Nội cho hay, cơ quan này đã kiểm điểm đối với các tập thể liên quan và thống nhất về hình thức xử lý kỷ luật đối với 12 cán bộ, công chức, viên chức. TP. Hà Nội sẽ tiếp tục đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện cưỡng chế phá dỡ theo quy định.



Mới đây, liên quan đến sai phạm tại dự án 8B Lê Trực, Sở Xây dựng đã công bố kỷ luật ông Nguyễn Cương Quyết, Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình với hình thức điều động giữ chức Phó trưởng phòng Tổ chức, Thanh tra Sở Xây dựng.



Còn đối với ông Phạm Hùng Phương, Phó đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình cũng bị kỷ luật với hình thức điều động làm chuyên viên phòng Giải quyết khiếu nại tố cáo, Thanh tra Sở Xây dựng.



Ngoài ra, ba cán bộ khác thuộc quản lý của Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình là ông Nguyễn Ngọc Anh, ông An Quốc Việt và ông Phạm Quốc Hùng cũng nhận quyết định kỷ luật với hình thức điều chuyển công tác khác.



(Theo Vneconomy) 



Nguồn bài viết: Thủ tướng chính phủ yêu cầu tiếp tục xử lý sai phạm nhà 8B Lê Trực

Giá thuê BĐS cao cấp trên toàn thế giới sụt giảm


Giá thuê BĐS cao cấp trên toàn thế giới sụt giảmGiá thuê BĐS cao cấp trên toàn thế giới sụt giảm



Theo báo cáo về chỉ số giá thuê BĐS cao cấp trên toàn cầu của Knight Frank theo dõi sự thay đổi trong giá thuê nhà ở cao cấp ở 17 thành phố trên toàn cầu, giá BĐS cao cấp đã giảm 1,1% trong năm 2015, tức giảm so với mức tăng trưởng 2,5% trong năm 2014.



Báo cáo chỉ số chỉ ra rằng, hiệu suất của thị trường cho thuê BĐS cao cấp toàn cầu thể hiện mối liên quan tới thị trường lao động của mỗi thành phố, nhất là trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ.



Được biết, Quảng Châu vẫn là thành phố có sự tăng giá thuê hàng năm cao nhất, tăng 5,3% trong năm 2015. Đây là thị trường thuận lợi cho người mua BĐS với mức lãi suất thấp kỷ lục và việc hạn chế người nước ngoài mua nhà tại Trung Quốc trong năm 2015.



Geneva thay thế Moscow trở thành thị trường có sự tăng trưởng yếu nhất trong năm 2015 với giá thuê giảm 7,1% hàng năm và báo cáo giải thích rằng, giá thuê giảm một phần là do nguồn cung tăng mạnh.



Một số trung tâm tài chính hàng đầu thế giới đã cho thấy sự phân kỳ về giá thuê BĐS cao cấp. Theo đó, giá thuê giảm 3,8% tại Singapore và giảm 0,8% tại Hồng Kông, trong khi giá thuê tại Tokyo, New York và London tăng trong cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 3,3%, 2,4% và 0,7%.



Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra rằng trong năm 2015 chứng kiến sự thay đổi lớn trong khu vực về hiệu suất cho thuê trên toàn thế giới. Những thành phố ở Bắc Mỹ ghi nhận sự gia tăng mạnh giá thuê nhà cao cấp, tăng 2,8% so với mức trung bình trong khi châu Âu chứng kiến sự sụt giảm cao nhất, mức giảm trung bình là 3,5%.



(Theo Báo xây dựng online) 



Nguồn bài viết: Giá thuê BĐS cao cấp trên toàn thế giới sụt giảm

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

TP.HCM đã có hơn 4.000 trường hợp phân lô, tách thửa


TP.HCM đã có hơn 4.000 trường hợp phân lô, tách thửaThời gian qua tại địa bàn các quận như 12, Hóc Môn, quận 9…đã diễn ra tình trạng phân lô, tách thửa, bán nền khá rầm rộ



Theo số liệu ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường Tp.HCM công bố, đến thời điểm này, toàn Tp.HCM đã có trên 4.000 trường hợp phân lô, tách thửa theo quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ban hành ngày 15/10/2014 quy định về việc diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở tại nông thôn và đô thị trên địa bàn Tp.HCM.



Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm – phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP – cho biết, Tp.HCM khi xây dựng quyết định này đã đặt vấn đề về trách nhiệm xem xét, quyết định của các cấp lãnh đạo quận, huyện, không để các đối tượng kinh doanh bất động sản lợi dụng. 



Bà Tâm cũng kiến nghị các cơ quan liên quan phải tính toán xem thực tế quy định hiện còn hở chỗ nào thì phải sửa chỗ đó. Tuy nhiên không thể “vì cái vướng đó mà đẩy khó khăn cho người dân. Vì ngay khi ban hành quyết định này, tinh thần của lãnh đạo thành phố xuất phát từ nhu cầu chính đáng của các hộ dân” – bà Tâm phát biểu.



(Theo Tuổi trẻ online) 



Nguồn bài viết: TP.HCM đã có hơn 4.000 trường hợp phân lô, tách thửa

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Nhà đầu tư địa ốc Hà Nội tính chuyện 'đổi món'


Mấy năm trước, anh Chung (Hai Bà Trang, Hà Nội), một nhà đầu tư thâm niên trong lĩnh vực bất động sản thường đổ tiền phân khúc căn hộ. Tuy nhiên gần đây, thị trường có nhiều sự lựa chọn hơn khi một số chủ đầu tư tung các sản phẩm mới, đồng thời thanh khoản các phân khúc có nhiều xáo trộn khiến “khẩu vị” của nhà đầu tư này lại thay đổi.



“Đầu tư mua căn hộ chờ tăng giá rồi bán hoặc cho thuê đều có lãi. Tuy nhiên, phân khúc căn hộ hiện chịu sự cạnh tranh lớn, các dự án tung hàng ra thị trường liên tục nên cũng không dễ bán. Vài lần không bán được tôi phải cho thuê nhưng lại phải mất tiền đầu tư thêm nội thất, chưa kể một số nơi giá còn bị giảm”, anh Chung lý giải. 



Gần đây, nhà đầu tư này tìm kiếm những sản phẩm độc đáo hơn, nguồn cung trên thị trường ở mức vừa phải như nhà phố thương mại (shophouse), nhà liền kề… Theo nhận định của anh Chung, những phân khúc này trên thị trường số lượng không quá lớn nên mức độ cạnh tranh thấp hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng lưu ý nên chọn dự án có thời gian bàn giao nhà nhanh để tăng độ an toàn, đồng thời tìm kiếm những sản phẩm có tiềm năng thương mại để dễ dàng kinh doanh hoặc cho thuê sau khi bất động sản hình thành. 



Nhà đầu tư địa ốc Hà Nội tính chuyện 'đổi món'Nhiều nhà đầu tư đã quay lại đổ tiền vào phân khúc liền kề, nhà phố thương mại. Ảnh: NT



Anh Quảng (Hoàn Kiếm) cũng rút dần các tài sản đầu tư khỏi phân khúc căn hộ, chỉ giữ lại những dự án có khả năng tăng giá. Nhà đầu tư này vừa bán 3 căn chung cư để mua một căn nhà phố và kỳ vọng với tiềm năng thương mại của khu vực này có thể cho thuê lại với mức giá cao.  



“Trước đây, khi bất động sản khủng hoảng thì nhà đất, liền kề khó bán do giá cao, thanh khoản kém, trong khi căn hộ dễ bán hơn nên tôi đầu tư vào phân khúc này. Tuy nhiên, đến nay đầu tư căn hộ muốn có lãi phải tìm được những dự án thực sự tốt về vị trí, giá cả, tiện ích… Còn nhà đất, hiện nay thị trường xuất hiện thêm một số sản phẩm mới ở những khu vực trung tâm, sau này có thể cho thuê mặt bằng kinh doanh, giá trị bất động sản lại ổn định hơn”, anh Quảng lý giải. 



Lãnh đạo một số sàn bất động sản cho biết, từ trước Tết Nguyên đán, thanh khoản trên thị trường căn hộ chững lại và đặc biệt giảm mạnh kể từ đầu năm. Trong đó, những người mua, chủ yếu là có nhu cầu ở thực. Còn lượng khách hàng mua để đầu tư giảm đáng kể, chỉ trừ những dự án thực sự thuộc hàng hiếm ở khu vực trung tâm, có tiềm năng tăng giá tốt. 



“Cũng giống như một người ăn quá no và không thể ăn thêm được nữa, thị trường căn hộ năm 2015 đã tiêu thụ quá mạnh và đang trong giai đoạn bão hòa, thanh khoản chững lại. Nhiều nhà đầu tư ôm hàng nhưng hiện cũng không dễ dàng để bán ra”, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản EZ Việt Nam nhận định. 



Trước những thay đổi về khẩu vị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản cũng đau đầu trong việc làm mới sản phẩm hoặc tung ra thị trường những mặt hàng mới. Bên cạnh phân khúc căn hộ vốn nuôi sống doanh nghiệp trong những năm bất động sản khủng hoảng, từ cuối năm ngoái, nhiều chủ đầu tư tại thị trường Hà Nội đưa ra những sản phẩm mới như nhà phố thương mại (shophouse) tại dự án Vinhomes Gardenia Mỹ Đình, Five Star Mỹ Đình, Times City Park Hill, Gamuda Gardens… Sắp tới, một doanh nghiệp rục rịch đưa ra thị trường loại hình căn hộ “lai” giữa nhà ở, khách sạn và văn phòng (còn gọi là officetel). Với loại nhà liền kề, đất nền… thì các chủ đầu tư cũng luôn làm mới sản phẩm bằng những tiện ích, chính sách bán hàng hấp dẫn.



Bà Nguyễn Thúy Hạnh – Giám đốc sàn giao dịch bất động sản An Bình Land cũng thừa nhận, gần đây nhiều nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp đã chuyển hướng sang đầu tư nhà phố khi nhận thấy sự bão hòa và khó cạnh tranh của thị trường căn hộ. 



“Giá trị của các loại hình nhà đất vẫn thường gia tăng tốt hơn, đặc biệt khi thị trường có dấu hiệu phục hồi trở lại, thanh khoản không còn ở mức thấp như trước đây. Với những dự án ở khu vực có tiềm năng thương mại, đông dân cư thì nhà đầu tư có thể cho thuê kinh doanh hoặc làm văn phòng với mức giá tốt nên khả năng sinh lời của phân khúc này được đánh giá khả quan hơn. Đó là lý do khiến nhiều nhà đầu tư chuyển hướng”, bà Hạnh cho hay. 



(Theo Vnexpress)



Nguồn bài viết: Nhà đầu tư địa ốc Hà Nội tính chuyện 'đổi món'

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Căn hộ hạng sang tại Sài Gòn khan hiếm nguồn cung


Báo cáo mới nhất của CBRE Việt Nam cho hay, thị trường căn hộ hạng sang Sài Gòn đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung. Toàn đô thị hơn 10 triệu dân này có khoảng 159.876 căn hộ phân bố rộng khắp các quận huyện, trong khi nhà hạng sang tập trung cục bộ tại lõi quận 1, với số lượng chưa đến 400 căn, chiếm dưới 0,3% lượng sản phẩm toàn địa bàn. Hơn nữa, nguồn cung hiện hữu của phân khúc luxury cũng chỉ chiếm khoảng 15% lượng nhà tại khu trung tâm hiện hữu (2.532 căn).



CBRE công bố kết quả khảo sát chứng tỏ căn hộ hạng sang khan hiếm nguồn cung. Ảnh chụp màn hìnhCBRE công bố kết quả khảo sát chứng tỏ căn hộ hạng sang khan hiếm nguồn cung. Ảnh chụp màn hình



Trong số gần 160.000 căn nhà chung cư phủ khắp thành phố, trục đô thị phía Đông và Nam đang so kè nhau quyết liệt, có lượng căn hộ lần lượt trên 54.100-54.200 căn hộ. Đây cũng chính là 2 thị phần nhà ở chủ lực của thị trường BĐS xuyên suốt hơn một thập niên qua. Tiếp đến là khu vực phía Bắc ghi nhận hơn 30.000 căn và sau cùng là phía Tây Tp.HCM tiệm cận 19.000 sản phẩm.



Mặc dù khẳng định Sài Gòn khan hiếm nguồn cung, nhưng CBRE Việt Nam xác nhận, số lượng căn hộ cao cấp và hạng sang trong năm 2016 có thể tăng 20% so với năm bùng nổ nguồn cung nhà ở trước đó (2015).



Đồng thời, nghiên cứu này cũng hé lộ sự khác biệt lớn của thị phần nhà ở đắt đỏ nhất Tp.HCM. Đó là các dự án hạng sang đang mở rộng quy mô từ chỗ khan hiếm với số lượng ít ỏi, từ các công trình quy mô dưới 100 căn, nay nguồn cung mới đang triển khai bắt đầu vươn đến những dự án lớn hơn, vào khoảng 200-400 căn và hứa hẹn còn có cả dự án hạng sang lên đến 1.000 căn.



Những dự án căn hộ hạng sang tại quận 1 đang có xu hướng tăng quy mô và số lượng so với trước đâyNhững dự án căn hộ hạng sang tại quận 1 đang có xu hướng tăng quy mô và số lượng so với trước đây. Ảnh: Vũ Lê



Ông Nguyễn Mạc Hoài Nam, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư Nam Phát nhận xét, sau gần một thập niên thị trường BĐS khủng hoảng sâu và tìm lại trạng thái hồi phục dần, khái niệm căn hộ hạng sang tại Tp.HCM đã ít nhiều thay đổi.



Cụ thể, hiện nay căn hộ hạng sang chủ yếu được thẩm định bởi vị trí, hướng nhìn đẹp, chất lượng xây dựng, thiết kế linh hoạt và tiện ích vượt trội. Một sự khác biệt lớn nhất so với trước đây là diện tích nhà đang dần nhỏ lại, chứ không nhất thiết phải rộng trên 100 m2 như thời hoàng kim của thị trường BĐS (năm 2007) kéo theo tổng sản phẩm trong mỗi dự án có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba so với trước đây.



Theo chuyên gia này, mặt hạn chế của việc số lượng căn hộ hạng sang diện tích nhỏ lại và nguồn cung nhiều hơn trước là độ nén ở trung tâm đô thị sẽ lớn hơn, điều đó gây áp lực lớn lên hạ tầng và đặt dấu hỏi lớn về khả năng hấp thụ. Song, mặt thuận lợi là góp phần kéo tổng giá trị của sản phẩm xuống ở mức dễ tiếp cận hơn mặc dù đơn giá mỗi m2 có thể cao hơn.



Ông Nam phân tích, trước đây phải có từ nửa triệu USD đến vài triệu USD mới dám mơ đến căn hộ hạng sang dù giá bán cao nhất chỉ ở mức 3.000-4.000 USD/m2. Tuy nhiên hiện nay với diện tích nhỏ hơn, thiết kế thông minh hơn, giá chào bán cũng đắt đỏ hơn từ 3.500-7.000 USD/m2, nhưng chỉ cần 1/3 hoặc 1/4 triệu USD đã có thể sở hữu căn hộ hạng sang mini.



Theo nhận định của ông Nam, đây là xu thế thời thượng mà nhiều quốc gia có thị trường BĐS phát triển trên thế giới đang hướng đến. Điều này cho thấy sự năng động và khả năng thích ứng cao của thị trường BĐS Tp.HCM.



(Theo Vnexpress) 



Nguồn bài viết: Căn hộ hạng sang tại Sài Gòn khan hiếm nguồn cung

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Gói 30.000 tỷ đã vượt hạn mức: Có cho vay tiếp hay ngừng?


Số liệu công bố mới đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến ngày 10/3 vừa qua, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng cam kết cho vay tổng cộng 30.122 tỉ đồng, tức đã vượt hạn mức gói 30.000 tỉ đồng, trong đó số tiền đã giải ngân đạt 21.321 tỉ đồng. Câu hỏi được đặt ra là thời gian tới các ngân hàng có tiếp tục cam kết cho vay nữa hay không?



Gói 30.000 tỷ đã vượt hạn mức: Có cho vay tiếp hay ngừng?Việc giải ngân gói 30.000 tỷ phụ thuộc vào các ngân hàng. Ảnh: infonet



Trao đổi với báo Tuổi Trẻ vào chiều 24/3, đại diện Ngân hàng BIDV chi nhánh Tp.HCM cho rằng việc các ngân hàng cam kết cho vay không có nghĩa là sẽ giải ngân hết số tiền đã cam kết vì còn phụ thuộc vào tiến độ thi công của chủ đầu tư cũng như hạn mức của gói ưu đãi. Bởi lẽ gói 30.000 tỉ đồng sẽ kết thúc khi giải ngân hết hạn mức hoặc chỉ giải ngân đến hết ngày 31/5/2016 (nếu không được gia hạn thêm).



Trong khi đó, theo lãnh đạo của VietinBank, ngân hàng này vẫn đang chờ chỉ đạo từ phía Ngân hàng nhà nước, đồng thời khẳng định giữa cam kết và giải ngân thực tế hiện đang có khoảng cách.



Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng nhà nước Tp.HCM, cho biết với các đối tượng được vay ưu đãi từ gói 30.000 tỉ là doanh nghiệp, do số tiền cho vay khá lớn nên các ngân hàng thường kiểm tra từ phía Ngân hàng nhà nước xem còn nguồn hay không rồi mới cam kết.



Tuy nhiên với đối tượng vay cá nhân, ngân hàng lại tiến hành làm hợp đồng cam kết cho vay trước rồi sau đó mới nộp hồ sơ xin tái cấp vốn, điều này khiến cho số cam kết cho vay vượt hạn mức gói 30.000 tỉ đồng. “Ngân hàng nhà nước TP hiện cũng đang chờ hướng dẫn tiếp theo từ phía Ngân hàng nhà nước” – ông Minh nói.



Về phía chủ đầu tư, theo ghi nhận của PV báo Tuổi Trẻ, nhiều nơi hiện vẫn đang tiếp tục chào mời khách mua nhà vay gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng.



Chiều ngày 24/3, tại sàn giao dịch một dự án chung cư tại quận 12, Tp.HCM, các nhân viên bán hàng của dự án cho biết vẫn còn 36 căn hộ thuộc diện được vay gói 30.000 tỉ đồng, lý do đưa ra là ngân hàng liên kết dự án hiện vẫn tiếp tục nhận đơn đăng ký cho vay nên phía công ty triển khai cho các sàn tư vấn cho khách.



Tuy nhiên, việc giải ngân vẫn phải phụ thuộc vào phía ngân hàng. Một trường hợp tương tự là dự án nhà ở xã hội HQC Hồ Học Lãm (Bình Tân) cũng đang tư vấn khách hàng vay gói 30.000 tỉ đồng với tỉ lệ cam kết được vay 70%/tổng giá trị căn hộ.



(Theo Tuổi trẻ online) 



Nguồn bài viết: Gói 30.000 tỷ đã vượt hạn mức: Có cho vay tiếp hay ngừng?

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

TP.HCM bán được hơn 12.000 căn hộ, tồn kho chỉ còn 16,5%


Lượng tồn kho căn hộ tại Tp.HCM đã giảm mạnh, hiện chỉ còn khoảng 16,5%Lượng tồn kho căn hộ tại Tp.HCM đã giảm mạnh, hiện chỉ còn khoảng 16,5%



Sở Xây dựng Tp.HCM đánh giá, lượng căn hộ tồn kho tại Tp.HCM giảm mạnh ngoài tác động của thị trường còn do cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS của nhà nước đã phát huy hiệu quả. Ngoài ra, thị trường hiện đã được bổ sung thêm hàng nghìn sản phẩm nhà ở đến từ các dự án mới qua từng năm. 



Về tình hình cho vay và giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng: Lũy kế tính đến ngày 31/1/2016, hạn mức tín dụng cam kết là 6.504 tỷ đồng cho 8.331 khách hàng; giải ngân được tổng cộng 4.618 tỷ đồng cho 7.988 khách hàng.



Sở dĩ hạn mức tín dụng cam kết và giải ngân đều tăng là do nguồn cung nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội đang được xây dựng thực tế ngày càng nhiều; bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Xây dựng cũng đã có những hướng dẫn cụ thể trong việc xác nhận hộ khẩu và thực trạng nhà ở của các đối tượng vay vốn gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng nên các thủ tục thuận lợi hơn.



Về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn Tp.HCM: Đến nay đã có 2.616 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho các tổ chức trên địa bàn thành phố, còn cho các hộ gia đình, cá nhân là 8.742.



Báo cáo cũng cho thấy, từ đầu năm đến nay, Tp.HCM đã ban hành 51 quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án với tổng diện tích đất là 534.094 m2. Thành phố cũng đã hoàn thành công tác thu hồi và tiếp nhận 13 khu đất với tổng diện tích là 45,74 ha; ngoài ra còn xem xét danh mục đấu giá đối với 22 khu đất của năm 2016 với tổng diện tích là 13,06 ha và lập thủ tục thẩm định để đưa ra đấu giá đối với 9 khu đất có diện tích 6,36 ha phục vụ cho nhu cầu đầu tư.



(Theo Trí thức trẻ) 

 



Nguồn bài viết: TP.HCM bán được hơn 12.000 căn hộ, tồn kho chỉ còn 16,5%

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Nhà ở xã hội tại Hà Đông có giá gần 700 triệu/căn


Nhà ở xã hội tại Hà Đông có giá gần 700 triệu/cănPhối cảnh dự án nhà ở xã hội The Vesta. Nguồn: Dân trí



Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại dự án khu nhà ở xã hội The Vesta tại phường Phú Lãm (Hà Đông, Hà Nội). Cụ thể, thời gian tiếp nhận hồ sơ sẽ đến hết ngày 15/4 tới.



Giá bán nhà ở xã hội tạm tính từ 13,5 – 14,3 triệu đồng/m2 (bao gồm 5% VAT và chưa bao gồm 2% phí bảo trì). Tính ra, mỗi căn hộ tại đây có giá từ 690 triệu đồng với nội thất được hoàn thiện cơ bản. Theo dự kiến, dự án sẽ được bàn giao vào quý II/2017.



Với tổng vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng, dự án nhà ở The Vesta do Công ty CP Đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư, nằm trong quần thể 4,5 ha. Dự án bao gồm 8 tòa chung cư, trong đó mỗi tòa cao 19 tầng với tổng số 1.902 căn hộ, diện tích các căn hộ dao động từ 48 – 69m2.



(Theo Vnexpress) 



Nguồn bài viết: Nhà ở xã hội tại Hà Đông có giá gần 700 triệu/căn

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Doanh nghiệp BĐS kỳ vọng doanh thu năm 2016 sẽ tăng mạnh


Doanh nghiệp BĐS kỳ vọng doanh thu năm 2016 sẽ tăng mạnhDoanh thu từ BĐS được kỳ vọn sẽ tăng trong năm 2016. Ảnh TL



Đây là khảo sát của Vietnam Report với các doanh nghiệp BĐS về triển vọng kinh doanh trong năm 2016 được công bố ngày 22/3.



Nhiều doanh nghiệp cũng nhận định rằng, việc bàn giao dự án đúng tiến độ, kinh nghiệm xây dựng, chất lượng xây dựng và năng lực tài chính là 4 yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chiến lược phát triển và uy tín của các doanh nghiệp BĐS trong năm 2016.



Các doanh nghiệp cũng khuyến nghị Chính phủ nên tập trung nhiều nhất vào ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện hạ tầng cơ sở nhằm thúc đẩy và quản lý thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững, đồng thời xây dựng hệ thống thông tin dự báo về thị trường BĐS thống nhất… nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp ngành BĐS trong thời gian tới.



Bên cạnh đó, vấn đề cải tạo chung cư cũ ở thành phố cũng đang gây tranh cãi thời gian qua, đòi hỏi cần có các quy định cụ thể và phân định rõ ràng trách nhiệm của các bên có liên quan, tránh để chủ căn hộ và chủ đầu tư tự thương lượng như hiện nay.



Theo báo cáo của Vietnam Report, phần lớn các chủ đầu tư uy tín là tổng công ty, tập đoàn tư nhân. Có đến 7/10 chủ đầu tư uy tín nhất là các doanh nghiệp tư nhân và top 3 chủ đầu tư uy tín nhất đều là các tập đoàn BĐS đến từ Hà Nội.



Cụ thể, đứng đầu danh sách top 10 chủ đầu tư uy tín là Tập đoàn Vingroup với doanh thu thuần năm 2015 là 33.829 tỷ đồng, đứng thứ hai là FLC, Viglacera, Hòa Phát, Novaland, Udic, Hà Đô, Hòa Bình, Phú Mỹ Hưng và Him Lam.



Tp.HCM là địa bàn hoạt động của nhiều công ty tư vấn, môi giới BĐS uy tín. 4 trong 5 công ty tư vấn, môi giới BĐS uy tín nhất đều hoạt động tại Tp.HCM, trong đó, Sacomreal và Địa ốc Đất Xanh hoạt động chủ yếu ở mảng môi giới, trong khi ở mảng tư vấn có 2 doanh nghiệp nước ngoài là Savills và CBRE. Tại Hà Nội chỉ có duy nhất một đại diện môi giới lọt vào top 5 là Hải Phát.



(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn Online) 

 



Nguồn bài viết: Doanh nghiệp BĐS kỳ vọng doanh thu năm 2016 sẽ tăng mạnh

BĐS Hà Nội: Xu hướng đầu tư biệt thự sinh thái "lên ngôi"


Khu đô thị Vinhomes Riverside – Xứ sở thanh bình trong lòng thành phốKhu đô thị Vinhomes Riverside – Xứ sở thanh bình trong lòng thành phố



Năm 2015, thị trường BĐS chứng kiến sự bùng nổ không chỉ ở giao dịch mà còn là sự bùng nổ về nguồn cung. Nhằm đẩy nhanh tính thanh khoản cho sản phẩm của mình, hầu hết các chủ đầu tư đều “trổ tài” để hút khách. Tên tuổi Vinhomes dẫn đầu cuộc chơi với vai trò của “người khổng lồ”. Cách thức mà Vinhomes đang làm là cách mà chỉ những chủ đầu tư vững về hệ thống, mạnh về tài chính và nắm chắc thị trường mới có đủ điều kiện để thực hiện.



Trước tiên, phải kể đến việc Vinhomes thể hiện sự trân quý các khách hàng bằng hàng loạt chương trình tri ân ý nghĩa, thiết thực. Khách hàng được tặng rau sạch của VinEco, được mời tham dự những sự kiện nghệ thuật ấn tượng, những chương trình gắn kết cộng đồng sôi nổi. Khi Khách hàng tin tưởng vào thực lực của chủ đầu tư thì việc Khách hàng đầu tư vào nhiều sản phẩm BĐS của Vinhomes là điều dễ hiểu.



Hai là, khách hàng được hỗ trợ lãi suất tối đa nếu có nhu cầu vay mua nhà. Ví dụ như tại Vinhomes Riverside, khách hàng chỉ cần thanh toán trước 30% giá trị căn biệt thự, 70% còn lại được hỗ trợ vay ngân hàng với lãi suất 0% trong 36 tháng.



Ba là, Vinhomes linh động trong các điều kiện bàn giao nhà. Người mua có thể mua sản phẩm nhà ở hoàn thiện cơ bản hoặc đầu tư vào căn hộ, biệt thự dịch vụ được đầu tư bài bản. Đơn cử như tòa căn hộ Park 12 – Park Hill Premium, chủ đầu tư sẵn sàng ký hợp đồng cam kết thuê lại căn hộ với mức thuê tới 8% giá trị căn hộ/năm trong 2 năm. Đây gần như là sản phẩm căn hộ đầu tiên tại Hà Nội mà chủ đầu tư có chính sách cam kết thuê lại từ khách hàng của mình.



Hiện tại, thị trường BĐS Hà Nội đang đón nhận một chương trình cam kết cho thuê hoành tráng đối với các căn biệt thự Hoa Sữa Aroma tại KĐT Vinhomes Riverside, đây là một phân khúc sản phẩm hạng sang mà ít ai dám mạnh tay thực hiện cam kết này. Nằm trên tuyến đường Hoa Sữa 10 & 11, Hoa Sữa Aroma bao gồm gần 100 biệt thự, được đầu tư nâng cấp để trở thành “khu phố Tây” sang trọng, hướng tới mục tiêu mua biệt thự để cho thuê sinh lời. Với mức giá trên dưới 20 tỷ đồng – một con số không hề nhỏ, song nhờ có cam kết này nên biệt thự Vinhomes Riverside đang được giới đầu tư đưa vào danh sách sản phẩm đầu tư hấp dẫn 2016. Vậy đâu là cơ sở để các nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp có thể đánh giá Vinhomes Riverside là cơ hội đầu tư sinh lời?



Biệt thự trong Vinhomes Riverside - không gian sống của giới thượng lưuBiệt thự trong Vinhomes Riverside – không gian sống của giới thượng lưu



Anh Vũ Văn Văn, giám đốc Kinh doanh sàn Đất Xanh Miền Bắc đã có một phép phân tích khá đơn giản như sau: Hiện tại, giá của Vinhomes Riverside đang dao động chỉ từ 60 triệu – 80 triệu đồng/m2. Riêng biệt thự tại 02 khu Vinhomes Riverside Hoa Sữa Aroma được bàn giao với nội thất liền tường và nội thất đồ rời sang trọng, tổng giá trị gói nội thất lên đến 3,5 tỷ đồng. Như vậy, giá trị thực khách hàng phải trả cho mỗi căn biệt thự chỉ vào khoảng trên dưới 16,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, theo chương trình cam kết cho thuê lại trong 3 năm với lợi nhuận là 21%, khách hàng có thể chắc chắn về về một dòng tiền ổn định sau 36 tháng. Đây rõ ràng là một cơ hội đầu tư không thể bỏ qua đối với các nhà đầu tư thông thái. Hơn nữa, khách hàng có thể sử dụng chính sách vay lên tới đến 70% giá trị biệt thự và được ưu đãi lãi suất 0% cho 18 tháng. Chính nhờ vào chính sách hấp dẫn chưa từng có mà “ông lớn” Vinhomes đưa ra từ ngày 14/3/2016, đã biến ước mơ xa vời về những căn biệt thự Hoa Sữa Aroma trị giá trên dưới 20 tỷ đồng tại Vinhomes Riverside trở nên gần gũi và nằm trong tầm với của nhiều người.



Mua biệt thự sinh thái và tham gia chương trình cam kết cho thuê lại với chủ đầu tư đang trở thành xu hướng đầu tư sinh lời cao. Với chính sách hỗ trợ lãi suất cao và lợi nhuận cho thuê hấp dẫn, các dự án của Vinhomes hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư và tỏ rõ ưu thế dẫn đầu thị trường BĐS.



(Theo Dân trí) 



Nguồn bài viết: BĐS Hà Nội: Xu hướng đầu tư biệt thự sinh thái "lên ngôi"