Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Hợp thức hóa nhà đất mua bán giấy tay như thế nào?


Vậy xin hỏi luật sư, tôi có thể hợp thức hóa miếng đất đó được không? Nếu được thì thủ tục, hồ sơ ra sao?



Chân thành cảm ơn!



anhpt@…



Hợp thức hóa nhà đất mua bán giấy tay như thế nào?



Cách hợp thức hóa đất mua bán giấy tay như thế nào? (Ảnh minh họa).



Trả lời:



Theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất cùng tài sản gắn liền với đất phải được chứng thực hoặc công chứng, ngoại trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.



Pháp luật hiện hành quy định, việc chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất phải được thực hiện tại văn phòng công chứng. Hai bên ký kết hợp đồng tại văn phòng công chứng xong thì nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện/quận để thực hiện việc sang tên trước bạ.



Đối với trường hợp của bạn, khi mua đất, bên mua và bên bán đã không thực hiện việc ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, để có thể hợp thức hóa mảnh đất trên, cách tốt nhất là bạn liên hệ lại với người bán để hai bên thực hiện việc mua bán theo luật định.



(Theo Cafeland)



Nguồn bài viết: Hợp thức hóa nhà đất mua bán giấy tay như thế nào?

Báo cáo giao dịch căn hộ bình dân sụt giảm


 Theo báo cáo thị trường bất động sản của đơn vị tư vấn CBRE Việt Nam, trong quý II, tổng cộng có 6.100 căn hộ được mở bán mới từ 17 dự án, tăng 19% so với quý trước, tuy nhiên giảm 23% so với cùng kỳ 2015.



Điểm đáng chú ý nhất trong quý này là sự trở lại của phân khúc hạng sang. Trong đó có một dự án tiếp tục chào bán kể từ lần chào bán đầu tiên vào đầu năm 2015, và 2 dự án mới ra mắt, cung cấp cho toàn thị trường khoảng 700 căn. Căn hộ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số căn mở bán mới với thị phần 82%, báo cáo cho hay.



Báo cáo giao dịch căn hộ bình dân sụt giảm



Tổng nguồn cung chào bán mới theo quý tính từ đầu năm 2012. Nguồn: CBRE



Có khoảng 4.860 căn được giao dịch trong quý, tăng 20% so với quý trước, tuy nhiên giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tỷ lệ lượng giao dịch của căn hộ hạng sang đạt mức khả quan nhất định.



Tính cả 6 tháng đầu năm 2016, lượng giao dịch căn hộ đạt 8.900 căn, trong đó phân khúc trung cấp chiếm tới hơn 40%. Loại căn hộ bình dân – phân khúc từng một thời thống lĩnh thị trường, tỷ lệ giao dịch lại giảm còn 20%, trong khi cùng kỳ 2015 là 26%, năm 2014 là 33% và 2013 là 49%.



Hiện tượng giá tăng (khoảng 4-6%) chủ yếu diễn ra tại phân khúc cao cấp và trung cấp. Đối với phân khúc cao cấp, giá tăng tại các dự án quy mô lớn của chủ đầu tư có tên tuổi, cung cấp đầy đủ các tiện ích và hạng mục phụ trợ trong khu đô thị.



“Còn tại phân khúc trung cấp, các dự án có mức giá tốt, ở vị trí thuận tiện tạo cơ hội tăng giá khi bán lại cho các khách hàng đầu tư dường như khá được ưa chuộng”, CBRE cho hay.



Đơn vị này cũng cho rằng, trong năm 2016, các dự án mới hoặc tái khởi động sẽ tiếp tục mở bán ra thị trường, tuy nhiên tốc độ có thể chỉ ở mức ngang bằng với năm 2015. Nhu cầu mua để ở và mua để đầu tư cho thuê lại sẽ dẫn dắt thị trường.



(Theo VnExpress)



Nguồn bài viết: Báo cáo giao dịch căn hộ bình dân sụt giảm

Tp.HCM: BĐS hút đến 46% vốn FDI trong 6 tháng đầu năm


Thị trường BĐS Tp.HCM tiếp tục hút vốn đầu tư nước ngoàiThị trường BĐS Tp.HCM tiếp tục hút vốn đầu tư nước ngoài



Theo báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm của Cục Thống Kê Tp.HCM, từ đầu năm đến ngày 15/6, thành phố đã có 367 dự án có vốn nước ngoài (FDI) được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 512,7 triệu USD (cùng kỳ năm trước 794,6 triệu USD). Trong đó, có 291 dự án 100% vốn nước ngoài, vốn đầu tư 224,3 triệu USD; 73 dự án liên doanh, vốn đầu tư 284,9 triệu USD.



Chia theo lĩnh vực đầu tư, ngành kinh doanh BĐS vẫn dẫn đầu về vốn đăng ký với 8 dự án, vốn đầu tư đạt 236,1 triệu USD, chiếm 46%; tiếp đó là thương nghiệp 136 dự án, vốn đầu tư 128,4 triệu USD; công nghiệp chế biến, chế tạo 23 dự án, với vốn đầu tư 66,3 triệu USD; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ 72 dự án, với vốn đầu tư 18,7 triệu USD; thông tin truyền thông 54 dự án, với vốn đầu tư 30,9 triệu USD; vận tải kho bãi 24 dự án, với vốn đầu tư 9,6 triệu USD…



Cayman Islands vẫn là nơi có vốn FDI đăng ký đầu tư vào Tp.HCM lớn với 4 dự án, vốn đầu tư 230,5 triệu USD (chiếm 45%). Xếp thứ 2 là Nhật Bản với 63 dự án và vốn đầu tư 87,2 triệu USD. Tiếp theo sau là Singapore 51 dự án, với vốn đầu tư 69,1 triệu USD; Hàn Quốc 65 dự án, với vốn đầu tư 33,1 triệu USD; Malaysia 12 dự án, với vốn đầu tư 25,5 triệu USD; Hà Lan 4 dự án, với vốn đầu tư 13,7 triệu USD; Indonesia 3 dự án, với vốn đầu tư 9 triệu USD…



Bên cạnh đó, Tp.HCM có 58 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư, tăng 172,7 triệu USD. Tính đến ngày 15/6, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đạt 685,4 triệu USD (cùng kỳ năm trước đạt 1.201,7 triệu USD). Có 39 dự án giải thể, chuyển đi tỉnh thành khác hoặc rút phép trước hạn, số vốn đầu tư 34,8 triệu USD.



(Theo Bizlive) 



Nguồn bài viết: Tp.HCM: BĐS hút đến 46% vốn FDI trong 6 tháng đầu năm

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Những lưu ý về "Bẫy lãi suất' khi vay mua nhà


Theo đó, anh K. được một nhân viên tư vấn của công ty N. cho biết lãi suất này chỉ cố định trong năm đầu tiên.



Xét thấy cũng ổn, nên tháng 7/2015 anh K. đồng ý ký hợp đồng vay hơn 1,9 tỉ đồng để mua một căn hộ chung cư, nhưng anh lại không đọc kỹ hợp đồng lẫn khế ước nhận nợ. Trừ 2 đợt đầu tiên, tính đến nay anh K. đã giải ngân được 9 đợt.



“Do lãi suất phải đóng cho ngân hàng những tháng gần đây tăng cao, tôi mới xem lại khế ước nhận nợ thì phát hoảng khi thấy lãi suất vay lên mức 11,5%/năm kể từ đợt giải ngân thứ 5 vào tháng 2/2016, trong khi tôi không nhận được thông báo nào từ ngân hàng”, anh K. bức xúc kể.



Những lưu ý về "Bẫy lãi suất' khi vay mua nhà



Khi vay mua nhà tại các ngân hàng, khách hàng nên cẩn trọng

để tránh dính ‘bẫy lãi suất’. Ảnh: congluan.vn



Anh K. cho rằng, nhân viên công ty N. đã cố tình giấu những điều khoản bất lợi để ‘dụ’ anh ký hợp đồng vay. Chưa kể phía ngân hàng thì không đưa điều khoản cố định lãi suất vào hợp đồng tín dụng mà chỉ ghi là ‘lãi suất cho vay trong hạn và phương thức điều chỉnh lãi suất cho vay được quy định cụ thể trong khế ước nhận nợ’, nhưng nội dung khế ước nhận nợ lại hoàn toàn khác.



Trao đổi với PV báo Tuổi Trẻ, phó TGĐ một ngân hàng cho rằng khi triển khai các gói vay ưu đãi, ngân hàng nào cũng có những quy định rất đặc thù. Khi làm việc với các khách hàng, nhân viên ngân hàng sẽ phải tư vấn rõ ràng đồng thời thông báo cho khách hàng biết gói ưu đãi đó có hạn mức cụ thể như thế nào để khách hàng biết mà điều chỉnh thời gian nhận nợ. Ngoài ra, ngân hàng cũng phải ghi rõ mức lãi trong hợp đồng tín dụng.



Tuy nhiên, với trường hợp của anh K. kể trên, ngân hàng nọ lại nêu quy định ‘lãi suất cho vay trong hạn và phương thức điều chỉnh lãi suất cho vay được quy định cụ thể trong khế ước nhận nợ’. Đây chính là ‘điểm huyệt’ rủi ro cho khách hàng, bởi nội dung khế ước nhận nợ lại không khớp như những gì mà anh K. đã được nhân viên tư vấn trước đó.



Do đó, vị đại diện ngân hàng trên cho rằng, tốt nhất là khách hàng nên yêu cầu nhân viên ngân hàng ghi rõ các điều khoản đã cam kết vào trong hợp đồng tín dụng, bởi đây là cơ sở pháp lý để họ khiếu nại khi ngân hàng thay đổi các điều khoản đã cam kết.



(Theo Tuổi trẻ online)



Nguồn bài viết: Những lưu ý về "Bẫy lãi suất' khi vay mua nhà