Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Thông tư 36 và những tác động lên thị trường bất động sản


 Hai điểm quan trọng nhất trong sửa đổi lần này đó là: Tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn giảm từ 60% như trước đây xuống còn 40%. Nâng tỷ trọng rủi ro đới với các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250%



Giải thích thông tư:



Tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho khoản vay trung và dài hạn: Nguồn vốn của ngân hàng được chia cơ bản làm hai nguồn là huy động ngắn hạn và huy động dài hạn tuy nhiên nguồn huy động ngắn hạn thường sẽ lớn hơn nhiều so với nguồn huy động dài hạn. Vốn huy động ngắn hạn là các khoản vốn huy động không thời hạn hoặc vốn có thời hạn huy động trong 12 tháng. Tương tự huy động khi ngân hàng cho vay thì các khoản vay này cũng cơ bản được chia làm 2 nhóm chính là cho vay dài hạn và cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay dài hạn là tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn được phép cho vay dài hạn trên tổng vốn huy động ngắn hạn.



Tỷ trọng rủi ro là tỷ lệ ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ khó đòi. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng = dự phòng rủi ro tín dụng trích lập / Dư nợ bình quân.



Tác động của thông tư 36 lên thị trường bất động sản.



Theo thống kê tỷ lệ vốn ngắn hạn đang được sử dụng cho vay các khoản vay trung và dài hạn tại ngân hàng nhà nước (NHNN) và ngân hàng thương mại cổ phần (NHCP) lần lượt là 33.36 và 36.9%, tỷ lệ này đã rất gần với ngưỡng 40%. Điều này nghĩa là khoản vốn ngắn hạn để cho vay bất động sản (chủ yếu là vay trung và dài hạn) còn rất ít. Nhu cầu vay không đổi nhưng nguồn vốn cho vay bị cắt giảm đồng nghĩa là nhiều tổ chức hoặc cá nhân sẽ khó có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.



Trích lập dự phòng rủi do là công tác thường xuyên và bắt buộc tãi mỗi ngân hàng. Theo quy định của NHNN việc trích lập dự phòng rủi ro được quy định theo từng ngành nghề cụ thể. Việc nâng trích lập dự phòng rủi ro từ 150% lên 250% đối với các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản đồng nghĩa với việc một đồng cho vay ra đối với ngành nghề bất động sản ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn tương ứng với chi phí vốn cao hơn và lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm đi. Khi lợi nhuận giảm ngân hàng sẽ tìm hướng đi khách cho dòng vốn của họ để tối ưu lợi nhuận.



Với hai chính sách mới và những ảnh hưởng kìm chậm sự phát triển quá nóng của thị trường bất động sản, thị trường trong thời gian tới chắc chắn sẽ khó có thể phát triển mạnh mẽ như thời gian vừa qua.



(Theo Giá Trị Thực)



Nguồn bài viết: Thông tư 36 và những tác động lên thị trường bất động sản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét